Latest Post

Các bước tạo USB Boot với Hiren's BootCD

Bước 01:

Để đảm bảo USB hoạt động và boot bình thường, các bạn cần chuyển đổi định dạng USB đang dùng về format Fat32. Chạy tool USBFormat tải ở bên trên, giải nén ra và chạy file usb_format.exe:
Format USB về định dạng FAT32 thay vì NTFS
Tại đây các bạn chọn như hình để định dạng USB về FAT32 thay vì NTFS:
  • Chọn đúng thiết bị USB tại mục Device.
  • Chọn FAT32 tại phần File system.
  • Nhấn Start để bắt đầu format. Quá trình này diễn ra nhanh chậm tùy thuộc tốc độ đọc ghi và dung lương của USB (trong bài test tôi format USB 8GB mất khoảng 15 phút).
USB đã Format xong
Khi format USB xong, các bạn sẽ thấy ảnh thông báo như thế này

Nếu muốn biết cách lấy lại, phá pass mật khẩu Windows hoặc khi bạn quên thì làm theo hướng dẫn này, bằng cách dùng công cụ trong Hiren Boot nhé!

Bước 02:

Giải nén "grub4dos.zip" > chạy "grubinst_gui.exe" để tạo khả năng boot cho USB theo các bước như hình dưới.
Chạy file grubinst_gui.exe
Các bước tạo USB Ghost Windows
Cụ thể chạy Grub4Dos Installer như sau:
  • Bấm Refresh (1) ở phần Disk để chọn đúng USB (2).
  • Bấm Refresh (3) ở phần Part List để chọn Whole disk (MBR) (4).
  • Sau khi chắc chắn chọn đúng mấy thứ trên thì hãy bấm nút Install (5).
Tùy chọn Grub4Dos
Làm như hình để tạo USB Hiren Boot
Cài đặt thành công
Làm theo hướng dẫn này để tạo USB ghost, cài Windows

Bước 03:

Giải nén "Hirens.BootCD.15.2.zip" > vào thư mục vừa giải nén > chọn "Hirens.BootCD.15.2.iso" giải nén ra rồi copy tất cả các file trong đó vào USB.
Copy tất cả file Hirens.Boot.CD.15.2.iso vào USB

Bước 04:

Copy hai file "grldr" và "menu.lst" và paste vào USB Hirenboot vừa tạo. Vậy 2 file "grldr" và "menu.lst" đó lấy ở đâu? Các bạn có thể lấy từ:
  • Thư mục grub sau khi giải nén file grub4dos.zip.
  • Trong chính thư mục HBCD được giải nén từ file ISO của Hiren Boot.
Màn hình boot của chúng ta sẽ trông như thế này:
Mini Windows XP trong USB HirenBoot

Những hộ gia đình hay các quán cafe, cửa hàng không đặt mật khẩu wifi thường bị hàng xóm sử dụng trộm vì tầm phát rất xa (modem wifi ZTE F600W của Viettel hay FPT). Chính vì vậy, cách giải quyết hiệu quả hơn đặt mật khẩu wifi là thu nhỏ khoảng cách phát sóng wifi lại.
thu-hep-tam-phat-song-wifi
Nghe khá lý thuyết và phức tạp, tuy nhiên, quý khách hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà mà không cần căn chỉnh, di chuyển modem. Tất cả đều thực hiện qua máy tính.
Một số thủ thuật wifi hay khác mà quý khách cũng có thể thực hiện theo:

Thu hẹp khoảng cách phát wifi

Đầu tiên, trong bất kì bài hướng dẫn nào liên quan đến modem và wifi, Tuvangoicuoc.com đều yêu cầu quý khách đăng nhập vào trang quản lý modem tại địa chỉ https://192.168.1.1, với tài khoản đăng nhập là admin/admin.
Nếu gặp khó khăn trong việc đăng nhập, hãy liên hệ tổng đài 1800 8198 nhánh 1, sau đó ấn phím 3 để được hỗ trợ miễn phí.
dang-nhap-modem-wifi-viettel-zte
Sau đó, quý khách nhấp vào menu bên trái theo thứ tự Network > WLAN > Basic. Tìm đến dòng Channel phía dưới Band Width như hình bên dưới.
Có tổng cộng 13 channel (kênh) mà quý khách có thể chọn, từ 1 đến 12 sẽ được giải thích như sau:
Số channel càng cao, tầm phủ sóng càng nhỏ. Nếu quý khách chỉ ở nhà có diện tích nhỏ, hãy chọn channel từ 11 đến 13. Nếu quý khách đang nhà rộng, đang kinh doanh phòng trọ, nhà nghỉ, hãy chọn channel từ 1 đến 6 tùy nhu cầu.
  • Channel 1 -> 10: Tầm phủ sóng rộng nhất, xa nhất, nhưng wifi sẽ yếu hơn đôi chút.
  • Channel 11 -> 13: Tầm phủ sóng hẹp nhất, chỉ khoảng 10 – 20m nhưng chất lượng sóng wifi luôn mạnh nhất.
tang-toc-do-modem-wifi
Một khi đã chọn được channel ưng ý cho mình, quý khách hãy ấn Submit để lưu lại cài đặt. Wifi sẽ bị gián đoạn trong khoảng 10 đến 15 giây và sẽ tự phục hồi ngay sau đó, quý khách không nên quá lo lắng và cũng không nên ngắt điện modem nhé.
Thời gian sau quý khách có nhu cầu mở rộng có thể giảm số channel xuống để tăng tầm phủ sóng cho mọi người.
  • Bài viết có hữu ích với bạn không?
  •    Không
khoảng cách phát sóng wifi, giới hạn khoảng cách phát wifi, thu hep pham vi phat song wifi, điều chỉnh khoảng cách phát wifi, khoảng cách phủ sóng wifi, tăng khoảng cách phát wifi, cách hạn chế người dùng wifi viettel, khoang cach phat wifi, cach giam song wifi, phạm vi wifi, cách làm giảm sóng wifi, huong dan thu hep song wifi, chỉnh khoảng cách phát wifi, cách cài đăt giới hạn wifi, cách hạn chế sóng wifi, cach chinh pham vi wifi, giới hạn khoảng cách phát wifi vnpt, giảm phạm vi phát sóng wifi, giới hạn phạm vi phát sóng wifi, giới hạn tầm phát wifi

Chức năng này có thể giúp người quản trị có thể kiểm soát truy cập Internet đối với các user trong mạng LAN của mình. Ở đây chúng tôi lấy ví dụ trên TD-8817, các dòng model khác bạn có thể thực hiện tương tự.
Bước 1 : Đăng nhập vào Modem Router TD-8817 (Gõ địa chỉ mặc định 192.168.1.1)

Bước 2 : Click Access Management --> Filter , chúng ta có những tính năng lọc như IP/MAC Filter, Application Filter, URL Filter
 ♦     IP / MAC Filter
Ø   Cấm theo địa chỉ IP
Điền và chọn các thông số vào các khung được đánh số như sau :
1 : Nếu là tạo mới chúng ta bắt đầu là 1
2 : Chọn PVC (click Interface Setup-->Internet, xem dòng Virtual Circuit)
3 : Cấm từ ngoài vào, từ trong ra, hay là cả 2
4 : Chọn đúng số thứ tự của Rule
5 : Chọn IP (Nếu muốn cấm bằng địa chỉ MAC thì chọn là MAC)
6 : Check vào Yes nếu muốn kích hoạt, không thì chọn là No
7 : Nhập Địa chỉ IP của máy cần cấm, nếu nhập là 0.0.0.0 thì Rule sẽ có hiệu lực với tất cả
8 : Nhập Subnet Mask của máy cần cấm
9 : Nhập vào port muốn cấm, nếu để là 0 thì cấm tất cả
10 : Nhập địa chỉ IP của mục đích cấm, nếu để là 0.0.0.0 thì sẽ tác dụng với tất cả IP, thường thì khung này chỉ cấm cụ thể một website nào đó có IP cụ thể
11 : Điền giống với ô số 8
12 : Nhập cổng của mục đích cần cấm
13 : Chọn giao thức
14 : Nếu chọn là Forward thì nó sẽ bỏ qua rule nếu ko thấy rule nào phù hợp, nếu chọn là Next, nó sẽ tìm kiếm rule kế tiếp sau khi thực hiện xong rule
15 : Danh sách các rule sẽ được hiển thị tại đây
Ví dụ : Giả sử bạn cấm máy có địa chỉ 192.168.1.7 không được gửi và nhận mail và máy có địa chỉ 192.168.1.8 không thể truy cập vào website có địa chỉ 202.96.134.12 thì làm như sau
  Ø   Cấm theo địa chỉ MAC (ô số 5 chọn là MAC)
Ví dụ : Nếu bạn muốn cấm 2 máy có địa chỉ MAC là 00-0A-EB-00-07-BE và 00-0A-EB-00-07-5F truy cập Internet thì làm như hình sau : 
  ♦   Application Filter
Nếu muốn kích hoạt tính năng này thì Click Activated, các ứng dụng có thể cấm là ICQ, MSN, YMSG, Real Audio/Video với lựa chọn cho phép hoặc cấm
  ♦  URL Filter
Chức năng này cho phép bạn cấm truy cập tới một website nào đó một cách nhanh hơn, lưu ý là sau khi cấm xong 1 trang web và muốn cấm thêm thì khung URL Index không được lặp lại, bạn sẽ cấm được tối đa 16 trang web bằng cách này

Các sản phẩm thiết bị mạng TP-Link thường cung cấp hiệu suất truyền dẫn cực tốt, ngoài tính năng truyền tải lưu lượng internet các sản phẩm của TP-Link còn đi kèm các tính năng hửu ích khác, giúp người dùng có thể thỏa thích trải nghiệm internet một cách tôi ưu nhất. Trong đó có một tính năng rất hữu ích cho mạng nhiều User Online cùng lúc, đó là tính năng quản lý Băng thông của các Router WiFi TP-Link hay còn gọi là IP QoS. Vậy IP QoS là gì? sử dụng nó như thế nào. Hôm nay Vi Tính Trí Nguyên xin chia sẻ một số thông tin về IP QoS và cách cài đặt IP QoS cho các Router WiFi TP-Link. Hướng dẫn này áp dụng cho tất cả các Router WiFi TP-Link chuẩn N,G,B 150MBps, 300MBps.

Vậy IP QoS là gì?

QoS mạng IP là nói đến các kỹ thuật xử lý lưu lượng trong mạng truyền số liệu sử dụng bộ giao thức IP (Internet Protocol) nhằm đảm bảo các loại lưu lượng có yêu cầu chất lượng dịch vụ khác nhau được đối xử ưu tiên khác nhau. Chẳng hạn, trong một mạng IP có hai ứng dụng là truyền file FTP và dịch vụ gọi điện thoại IP telephony. Ứng dụng IP Telephony đòi hỏi việc truyền dữ liệu phải liên tục, độ trễ thấp (thời gian thực), còn ứng dụng FTP không yêu cầu cao về độ trễ, miễn là truyền đủ và chính xác nội dung dữ liệu. Với mạng IP này, chúng ta cần phải áp dụng các kỹ thuật xử lý lưu lượng nhằm phân loại lưu lượng và áp dụng các chính sách ưu tiên khác nhau nhằm đảm bảo lưu lượng IP Telephony phải có độ ưu tiên đường truyền cao hơn, thậm chí thông suốt kể cả khi mạng bị nghẽn so với dịch vụ truyền file FTP, hệ thống mạng như vậy được gọi là có cam kết chất lượng dịch vụ mà sau đây gọi tắt là QoS.(WiKiPedia)
IP QoS Router WiFi TP-Link 8

Tại sao chúng ta cần IP QoS (Kiểm soát băng thông)?

Trong một mạng bình thường, băng thông được chia sẽ cho tất cả các máy tính. Nghĩa là bất cứ máy tính nào sử dụng những ứng dụng tiêu tốn băng thông cao như là chương trình torrent hay các phần mềm P2P khác, sẽ ảnh hưởng đến các máy tính khác. Điều này cũng có thể bao gồm những ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của toàn mạng. Làm thế nào chúng ta có thể tránh điều này.
IP QoS Router WiFi TP-Link
Câu trả lời là IP QoS, Sử dụng IP QoS, chúng ta có thể gán một lượng băng thông cụ thể tối thiểu hoặc tối đa cho mỗi máy tính, tức là các máy tính trong mạng ít ảnh hưởng lẫn nhau. Vui lòng theo dõi các bước phía dưới để cấu hình IP QoS

Làm sao để cấu hình IP QoS?

CHÚ Ý:
Bạn nên đặt IP tĩnh cho máy tính để quản lý dễ dàng. Làm thế nào để cấu hình TCP/IP trên máy tính bạn vui lòng tham khảo bài hướng dẫn này.
Bước 1: Mở trình duyệt web và nhập vào địa LAN của router sau đó nhấn Enter. Mặc định địa chỉ IP của router TP-LINK là 192.168.1.1
Cấu hình kiểm soát băng thông/IP QoS cho Router WiFi TP-Link 1
Bước 2:  Nhập vào tên truy cập và mật khẩu ở trang đăng nhập, mặc định tên đăng nhập và tài khoản của router TP-LINK đều là admin
Bước 3: Ở cột bên trái, Click QoS -> QoS Settings và đánh dấu vào Enable QoS. Thông số Egress Bandwidth và Ingress Bandwidth là lượng băng thông thực tế của nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho bạn.
Cấu hình kiểm soát băng thông/IP QoS cho Router WiFi TP-Link 2

Egress Bandwidth - là lưu lượng upload qua cổng WAN
Ingress Bandwidth - là lưu lượng download qua cổng WAN
Bước 4: click Save để lưu lại
Bước 5: click QoS -> QoS Rules List ở bên trái, bạn có thể xem và cấu hình các QoS rule
Cấu hình kiểm soát băng thông/IP QoS cho Router WiFi TP-Link 3

Description - Đây là thông tin để mô tả các rule QoS
Egress Bandwidth - Trường này thể hiện lưu lượng tải lên lớn nhất và bé nhất thông qua cổng WAN
Ingress Bandwidth - Trường này thể hiện lưu lượng tải về lớn nhất và bé nhất thông qua cổng WAN
Enable - Thể hiện trạng thái của các rule
Modify - Click "Modify" để sửa rule
                 - Click "Delete" để xóa rule
Bước 6: Click Add New để thêm rule QoS mới
Cấu hình kiểm soát băng thông/IP QoS cho Router WiFi TP-Link 4
IP Range - Địa chỉ IP  hoặc là dải địa chỉ IP. Khi bạn cấu hình một địa chỉ IP, thì địa chỉ IP này sẽ nhận được một lượng băng thông riêng biệt. Khi bạn cấu hình dải địa chỉ IP, thì tất cả các máy tính có IP trong dãy này sẽ chia sẽ băng thông cho nhau
Port Range - Dải các cổng của giao thức TCP hoặc giao thức UDP
Protocol - Bạn có thể chọn giao thức TCP hoặc giao thức UDP hoặc cả hai
Min Bandwidth - Đảm bảo băng thông, bất cứ khi nào, mặc dù lưu lượng truy cập là rất lớn trong mạng của bạn, miễn là bạn có nhu cầu, nó sẽ hỗ trợ bạn đảm bảo băng thông ít nhất.
Max Bandwidth - Giới hạn băng thông, khi hệ thống mạng của bạn đang nhàn rỗi, bạn có thể sử dụng lượng băng thông nhàn rỗi này, nhưng nó phải ít hơn lượng băng thông tối đa.
Bước 7: Cấu hình QoS theo nhu cầu thực tế của bạn.
Chú ý:
Lượng Min Egress Bandwidth và lượng Min Ingress Bandwidth bạn cấu hình phải ít hơn Egress Bandwidth vàIngress Bandwidth bạn cấu hình ở trang QoS settings trước đó.
Ví dụ:
Nếu kết nối của bạn là ADSL và nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho bạn 2Mbps lưu lượng tải về và 512Kbps lưu lượng tải lên, bạn có 2 máy tính trong mạng và bạn muốn chia mỗi máy tính một lượng băng thông độc lập để sử dụng, vui lòng cấu hình như sau:
Cấu hình kiểm soát băng thông/IP QoS cho Router WiFi TP-Link 5
Egress Bandwidth và Ingress Bandwidth là lượng băng thông tải lên và tải về của nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho bạn.
Vui lòng cấu hình QoS Rule Settings cho mỗi máy tính như sau:
Cấu hình kiểm soát băng thông/IP QoS cho Router WiFi TP-Link 6
Bước 8: Click Save để lưu lại cấu hình
Cấu hình kiểm soát băng thông/IP QoS cho Router WiFi TP-Link 7
Hiện tại các sản phẩm Router WiFi TP-Link TL-WR740NTL-WR841NTL-WR841NDTL-WR940N là những sản phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường bởi chúng sở hữu tính năng IP QoS rất hữu ích cho mạng có nhiều người tham gia mà không sợ bị chiếm dung lượng WiFi.

Làm thế nào để cấu hình Access Control (Kiểm soát truy cập) trên Wireless N Router

Wireless N Router có khả năng cung cấp chức năng kiểm soát truy cập một cách thuận tiện và mạnh mẽ, có thể kiểm soát hoạt động của các máy tính trong mạng LAN. Hơn nữa, bạn cũng có thể linh hoạt trong việc kết hợp các Host ListTarget List và Schedule để hạn chế việc lướt web của các máy con trong mạng.
Bước 1: Mở trình duyệt web lên và nhập vào địa chỉ IP của router (mặc định là 192.168.1.1)
Bước 2: Nhập vào username và password ở trang đăng nhập, mặc định cả hai đều là admin
Bước 3: Thiết lập Host
Click vào Access Control -> Host -> Add New

(1) Chọn IP Address ở trường Mode, mô tả ngắn gọn ở trường Host Description. Nhập vào dải địa chỉ IP của mạng mà bạn muốn kiểm soát (Ví dụ: 192.168.1.100 đến 192.168.1.119, nó sẽ chặn truy cập vào website bạn định nghĩa theo các bước dưới đây.) Và click Save để lưu lại cấu hình.
(2) Chọn Mac Address ở trường Mode, mô tả ngắn gọn ở trường Host Description.Nhập vào địa chỉ MAC của máy tính được định dạng là xx-xx-xx-xx-xx-xx. Sau đó click Save để lưu lại cấu hình.

Chú ý: Một rule chỉ có thể có tác dụng với một địa chỉ MAC. Nếu bạn muốn kiểm soát một số host khác, vui lòng click Add New để thêm rule
Bước 4: Thiết lập Target
Click vào Access Control -> Target, và click vào Add New để sửa các rule

(1) Chọn IP Address ở trường Mode, sau đó mô tả ngắn gọn về rule này. Nhập vào dải IP hoặc một IP nào đó mà bạn muốn khóa ở trườngIP Address. Sau đó nhập vào cổng hoặc dải các cổng ở trường Target Port. Click Save để lưu lại thiết lập.
Đối với một số dịch vụ phổ biến thì có danh sách sổ xuống cho lựa chọn, một số cổng tương ứng sẽ tự động điền vào các trường ở Target Port.

(2) Chọn Domain Name ở trường Mode, sau đó mô tả ngắn gọn về rule này. Nhập vào tên miền mà bạn muốn rule này có tác dụng ở phần Domain Name (bạn không cần phải nhập vào đầy đủ địa chỉ web như là www.google.com - bạn chỉ cần nhập vào đơn giản là 'google' thì rule này sẽ khóa bất cứ tên miền nào có chứa kí tự 'google'). Click Save để lưu cấu hình.

Bước 5: Thiết lập Schedule
(1) Click Access Control -> Target, và click Add New để sửa rule

(2) Chọn chế độ Day, sau đó mô tả ngắn gọn về rule này. Bạn có thể chọn ngày nhất định hoặc lựa chọn tất cả các ngày (Everyday). Hơn nữa, bạn cũng có thể chọn thời gian nhất định để vào Internet với chế độ Time, bạn có thể chọn cả 24 giờ hoặc chọn thời gian bắt đầu (Start Time) và thời gian kết thúc (Stop Time) (Định dạng là HHMM, ví dụ 0800 nghĩa là 8:00) Click Save để lưu lại thiết lập
Bước 6: Click Access Control -> Rule, và tick vào Enable Internet Access Control. Sau đó tick vào Allow the packets specified by any enable access control policy to pass through the Router, và click Save để lưu lại các thiết lập


Bước 7: Click nút Add New để thêm rule, sau đó mô tả ngắn gọn về rule này ở trường Rule Name, chọn các mô tả mà bạn đã thiết lập lúc trước, sau đó chọn Allow ở trường Action và Enable ở trường Status. Click Save để lưu thiết lập.

Sau đó bạn sẽ trở lại trang quản lý Access Control Rule và thấy danh sách các rule như phía dưới, có nghĩa là bạn đã thiết lập các rule Access Control thành công. Thiết lập này có nghĩa là bạn có thể chép phép các máy trong mạng với các địa chỉ IP/MAc cụ thể có thể truy cập các website nhất định trong thời gian bạn đã thiết lập, và cấm các máy khác trong mạng LAN truy cập Internet

Như chúng ta đã biết, TP-Link hiện đang là 1 trong những hãng sản xuất và cung cấp các thiết bị thu phát wifi lớn nhất nhất hiện nay. Và việc cấu hình, quản lý và sử dụng router TP Link cũng đã trở nên đơn giản hơn khi hãng phát triển và cung cấp hệ thống chức năng đa dạng cho các sản phẩm của TP Link. Cụ thể hơn, các dòng thu phát wifi và router của TP Link chuẩn N, Dual-Band có 1 chức năng rất hay, đó là Internet Access Control - chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể hơn ở phần dưới của bài viết.

1. Internet Access Control là gì?

Chúng ta có thể hiểu nôm na là chức năng kiểm soát việc truy cập tới các website, địa chỉ IP hoặc domain nhất định thông qua việc cấu hình router. Với các sản phẩm router TP Link, người dùng có thể linh hoạt trong việc tùy chọn và sử dụng một số chức năng hỗ trợ như Host List, Target List và Schedule để thực hiện việc này.

2. Các bước tiến hành:

Bước đầu tiên là gì? Đó là truy cập vào đường dân quản trị của router qua Default Gateway (đối với router TP Link thì mặc định là 192.168.0.1 hoặc 192.168.1.1, user/pass: admin/admin), cách khác là nhập thẳng đường dẫn sau vào URL trình duyệt: http://tplinklogin.net 
  • Để biết Default Gateway bạn đang truy cập, chọn Run > gõ cmd > Enter > gõ ipconfig > Enter
Nhập tài khoản quản trị router (user và pass)
Tiếp theo, chọn Access Control > Host > Add New:
Chọn Ip Address, điền thông tin mô tả trong phần Host Description, sau đó nhập địa chỉ của dải IP trong mà bạn muốn ngăn chặn việc truy cập. Như ví dụ ở đây, dải IP cấp phát của router nằm trong khoảng 192.168.77.2 cho đến 192.168/77.62, như vậy là tất cả các thiết bị nằm trong dải IP này sẽ bị hạn chế truy cập khi chúng ta hoàn thành xong các bước.
 
Bấm Save, và chúng ta sẽ có:
 
Tiếp theo, các bạn vào Access Control > Target > Add New:
Trong phần Mode, chúng ta chọn Domain Name, điền thông tin mô tả trong hộp Target Description, và nhập 1 số địa chỉ website muốn ngăn chặn. Như ví dụ ở đây là bất kỳ domain nào chứa từ khóa như phim3s, phimmoi, hayhaytv và blogtruyen:
 
Lưu ý rằng bạn không cần phải nhập địa chỉ website đầy đủ (ví dụ http://www.phim3s.net mà thay vào đó chỉ cần phim3s)
Sau đó nhấn Save. Phần thiết lập trong Target sẽ trông giống như hình dưới:
Tiếp theo, chọn Access Control > Rule, các bạn nhớ chọn Enable Internet Access Control, và để ý là có 2 tùy chọn:
  • Allow the packets specified by any enabled access control policy to pass through the Router: cho phép các website, domain trong phần Target được truy cập
  • Deny the packets specified by any enabled access control policy to pass through the Router: ngăn chặn truy cập vào các website, domain trong phần Target
Bấm Save
Đồng thời, các bạn cũng có thể thấy toàn bộ Rule, Host và Target đã được thiết lập trong router. Như ví dụ ở đây, chúng ta chưa gán phần danh sách Target ở phía trên, do vậy phải thực hiện thêm 1 bước nữa. Nhấn Add New và thiết lập như hình:
Đặt tên mới cho Rule, chọn giá trị Host và Target trong danh sách (vì chúng ta đã thiếp lập ở các bước trên)
Bấm Save, và các bạn có thể kiểm tra lại bằng cách truy cập vào những website, domain đã nhập trong phần Target bên trên. Đây là kết quả của chúng ta:
Chúc các bạn thành công!

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.